Nằm ở trung tâm của vùng Đông Bắc, Tuyên Quang được xem là một trong những nơi có phong cảnh thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” với nhiều thắng cảnh kỳ thú, độc đáo và hấp dẫn. Tuyên Quang là địa danh gắn với quá trình hình thành đất nước Việt Nam và còn là nơi khởi phát, hội tụ và giao thoa sắc thái văn hoá của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
Khu di tích Tân Trào
Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm ở phía Đông Nam cuả Tuyên Quang, bao gồm 12 xã trong khu ATK thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Đây là một vùng đất rộng lớn có địa giới tiếp giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tân Trào là vùng núi rừng đại ngàn liên hoàn hiểm trở, nhiều hang động, có tài nguyên phong phú, cảnh quan tuyệt đẹp.
Căn cứ địa Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng Việt Bắc, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ, đây là nơi mà chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành an toàn khu, thủ đô kháng chiến để lãnh đạo.
Tẩu, Khấu Lẩu – Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.
Lán Nà Lừa
Lán Nà Lừa
Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán Nà Lừa được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán Nà Lừa do đơn vị giải phóng quân dựng để chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.
Cây đa Tân Trào
Cây đa Tân Trào
Dưới bóng cây đa này, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
Khu di tích lịch sử Kim Bình
Xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là nơi có địa thế núi rừng hiểm trở nhưng cũng rất thuận lợi cho việc liên lạc. Từ Kim Bình có thể cơ động đi Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, đi lên Hà Giang, xuống Tuyên Quang, có thể đi tắt sang căn cứ địa Tân Trào sang Thái Nguyên. Với vị trí chiến lược trong An toàn khu (ATK), xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã được Trung ương Đảng, Bác Hồ lựa chọn là địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951). Đây là Đại hội được tổ chức ở trong nước và là Đại hội được tổ chức ở một địa phương ngoài Thủ đô Hà Nội.
Khu di tích lịch sử cách mạng Lào (Làng Ngòi – Đá Bàn)
Khu di tích Lịch sử – Văn hóa Làng Ngòi – Đá Bàn nằm ở khu Đồng Lau xưa, nay là hai thôn Làng ngòi và Đá Bàn thuộc xã Mỹ Bằng – Huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khu di tích này cách thành phố Tuyên Quang 20 km về phía Tây.
Toàn bộ khu di tích là một quần thể suối, đồi, núi rộng hơn 20ha tạo một địa thế bí mật, an toàn với một vẻ đẹp hoang sơ trong lành, mát mẻ, yên tĩnh của rừng núi thiên nhiên Tuyên Quang. Cái tên Làng Ngòi – Đá Bàn đã minh chứng cho xuất sứ nhiều khe, suối với những hòn đá, tảng đá to như những chiếc bàn gối xếp lên nhau.
Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang
Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang
Bảo tàng Tuyên Quang được xây dựng trên khu đất giữa hồ Tân Quang với diện tích trung bày 1600m2, được chia làm 4 phần: Gian Khánh Tiết và không gian trưng bày 3 chuyên đề lớn theo các chủ đề.
Gian Khánh Tiết bắt đầu từ không gian trưng bày trung tâm của bảo tàng, nơi bắt đầu hành trình tham quan mà hình ảnh ấn tượng đầu tiên là bức phù điêu bằng gỗ có diện tích 100 m2 với lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, làng Tân Lập – Hình tượng “Thủ đô Khu giải phóng” kết hợp trưng bày ảnh phong cảnh đẹp, ảnh về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tuyên Quang.
Thành nhà Mạc Tuyên Quang
Thành nhà Mạc trước khi được trùng tu
Thành nhà Mạc Tuyên Quang nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang. Thành được xây dựng vào thời kỳ từ năm 1552 thời nhà Mạc và được sửa chữa vào đầu nhà Nguyễn (thế kỷ XIX) thời chiến tranh Lê-Mạc, quân Nam triều (nhà Lê trung hưng) do Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về Cao Bằng. Để ngăn chặn quân nhà Lê, triều đình nhà Mạc đã cho xây dựng một tòa thành ở bên bờ sông Lô. Theo tương truyền, toàn bộ quá trình xây thành chỉ mất một đêm. Quân Mạc còn đắp trong thành một ngọn núi đất hơn 50m gọi là Thổ Sơn (núi Đất). Tòa thành còn là nơi giành giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ Cao Bằng xuống Thăng Long.
Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Tuyên Quang. Thành cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Tuyên Quang.
và sau khi trùng tu năm 2010
Thành còn khá nguyên vẹn cho đến cuối thế kỷ 20, tuy nhiên đến năm 2010, việc tôn tạo hoàn thành đã gây ra nhiều phản ứng dữ dội từ dư luận khi các di tích bị làm biến dạng, mất đi vẻ cổ kính. Hầu như toàn bộ cây cổ thụ, các dấu tích rêu phong của hơn 400 năm lịch sử in dấu trên các bức cổ thành đã bị gọt mất do “phun hóa chất diệt trừ tận gốc cây dại”; khiến “vẻ đẹp hoang phế, gợi bao phong sương” biến mất. Thay vào đó là những kiến trúc đá ong mới tinh khôi, chít chát bằng gạch vữa trắng toát. Hình dáng của cổng thành cũng thay đổi: thấp hơn so với trước do kiến nghị là phải “dỡ gạch hai bên tường [của cổng thành] thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ”. Những người thi công còn tống các khối bê tông, hệ thống cọc inox và hàng rào xích sắt bao quanh cổng thành. Điều này khiến người dân cho rằng bên thi công đã biến cổng thành cổ trở thành một cái cổng của nhà trọc phú vừa mới khánh thành. Những người biết yêu di sản đều bất bình gọi đó là “cái lò gạch mới”. Một số nhà báo đã gọi điều này là “Biến di tích 400 tuổi thành… 1 ngày tuổi!”
Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm
Khu vực tắm bùn của suối khoáng Mỹ Lâm
Suối khoáng Mỹ Lâm thuộc địa phận xã Phú Lâm, Yên Sơn, cách Tp Tuyên Quang khoảng hơn 10km theo quốc lộ 37. Nguồn nước ngầm trong lòng đất này được nhà địa chất học người Pháp C Madrolle phát hiện từ năm 1923 với nhiệt độ lên tới gần 70 độ C, mạch nước nằm ở độ sâu hơn 150m vì vậy nước khoáng Mỹ Lâm rất trong và có thể uống trực tiếp. Với hàm lượng sulfuahydro trong nước khá cao, chiếm 5mg/lít, suối khoáng Mỹ Lâm còn được gọi là “suối khoáng sulfua”. Đây còn được đánh giá là một trong những mỏ nước khoáng tốt nhất tại vùng Đông Dương.
Suối khoáng Mỹ Lâm
Thác Khuổi Nhi
Thác Khuổi Nhi
Dòng thác quanh năm tung bọt trắng đẹp như mái tóc nàng tiên giữa đại ngàn, ngược dòng thác các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một vẻ đẹp làm đắm say lòng người. Dòng thác cao vút, bọt tung trắng xoá đổ dồn xuống một bể nước tự nhiên trong xanh, kỳ ảo, đẹp đến mê hồn. Ngoài ra, khi ngâm mình trong dòng nước ở đây, các bạn sẽ được thưởng thức một trong những dịch vụ matxa tự nhiên nhất được phục vụ bởi các nhân viên “cá” bơi tung tăng dưới nước.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung
Còn gọi là khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Nà Hang), nằm trên địa bàn 4 xã Khau Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú và Thanh Tương. Đây là một trong những điểm du lịch thú vị ở Tuyên Quang. Với diện tích trên 21000 ha, sự đa dạng về cảnh sắc thiên nhiên và phong phú về hệ động thực vật.
Từ ngàn đời nay, Na Hang nức tiếng giàu có với một nền văn hóa truyền thống độc đáo của 12 dân tộc anh em đang quần tụ về đây. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc đáo riêng tạo nên một bức tranh văn hóa rất phong phú sinh động đa dạng làm đắm say biết bao lòng người. Nơi hầu như mỗi ngọn núi, mỗi cánh rừng, mỗi dòng sông, con suối nào cũng có sự tích gắn liền với địa danh truyền thuyết lịch sử đầy hấp dẫn.
Theo tiếng Tày, Nà Hang nghĩa là “Ruộng cuối thung lũng” có những cánh đồng lúa, ngô nằm xen kẽ dưới chân núi đá vôi xanh mướt, bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh. Thủy điện Nà Hang tạo nên lòng hồ trên núi trông thật đẹp mắt. Có thể nói, hồ Nà Hang là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Việt Bắc, tạo nên một Khu du lịch hấp dẫn du khách, được nối liền bởi hai huyện “Nà Hang và Lâm Bình” nơi mà tiếng chim Phượng Hoàng gọi bầy cả 4 tỉnh: huyện Nà Hang – Tuyên Quang; huyện Bắc Mê – Hà Giang; huyện Bảo Lạc – Cao Bằng; huyện Chợ Đồn – Bắc Kạn cũng nghe được.
Thác Bản Ba
Thác Bản Ba
Thác Bản Ba nằm bên triền núi Phiêng Khàng, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá, cách thành phố Tuyên Quang 80km. Từ Chiêm Hoá rẽ vào thác 25km nằm sâu trong rừng già, giữa thiên nhiên xanh và núi non trùng điệp.
Thác Bản Ba có chiều dài khoảng 3km, được tạo bởi 3 tầng thác chính. Tầng thác thứ nhất có tên gọi là Tát Củm, tầng thứ hai gọi là Tát Cao và tầng thứ ba gọi là Tát Gió. Chuyển tiếp giữa các tầng thác là những tầng thác nhỏ có độ cao 5-7m, có nhiều khe nước nhỏ và các vực nước trong xanh có tác dụng điều hoà và phân phối nước.
Vùng cao Thượng Lâm
Xã Thượng Lâm thuộc huyện Lâm Bình, cách Tp Tuyên Quang khoảng hơn 100km. Đây là vùng đất có nhiều truyền thuyết, sơn thuỷ hữu tình với nhiều danh lam thắng cảnh. Vùng đất này có nhiều huyền thoại với những địa danh nổi tiếng như đèo Ái Au, đèo Nàng, cánh đồng Nà Tông. Cách Thượng Lâm không xa người dân ở đây còn duy trì được một lễ hội khá độc đáo đó là lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn ở xã Hồng Quang.