1.Nhà tù Hỏa Lò.
Nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội được Pháp xây dựng năm 1896 với tên gọi Maison Centrale là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Hơn 2.000 người đã bị giam giữ tại đây chỉ trong giai đoạn nửa đầu những năm 1950 với những điều kiện sinh hoạt tồi tệ.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hỏa Lò là nơi giam giữ phi công Mỹ bị phía Việt Nam bắt sống và được gọi một cách giễu cợt là “Ngục thất Hà Nội”. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Dougglas Peterson, và ứng viên tổng thống Mỹ năm 2008 John McCain là những tù nhân nổi tiếng tại đây.
2.Khu di tích Điện Biên Phủ.
Quần thể di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử nằm tại tỉnh Điện Biên ghi lại chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu Mường Thanh, sân bay Mường Thanh (nay là sân bay Điên Biên Phủ) và Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
3.Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải.
Cầu Hiền Lương (Quảng Trị) bắc qua sông Bến Hải chia cắt hai miền Nam Bắc của Việt Nam từ 1954 cho đến lúc thống nhất đất nước. Cây cầu chứng nhân lịch sử về những nỗ lực đến hy sinh cả tính mạng để dành độc lập. Ngày nay, cây cầu là đài tượng niệm cho sự thống nhất của dân tộc. Bạn chỉ có thể đi bộ trên cầu vào dịp 30/4 hằng năm, người dân hai bên bờ sông Bến Hải đều tổ chức kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước.
Đôi bờ Hiền Lương -Bến Hải là tên gọi gắn liền với cụm di tích lịch sử bao quanh bờ sông Bến Hải và Cầu Hiền Lương-chứng nhân lịch sử trước cảnh”Đất Nước chia đôi”,trước cuộc kháng chiến bền bỉ,bi tráng của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954.
Cây cầu Hiền Lương,sông Bến Hải đã oằn mình lên gánh chịu biết bao đau thương và mất mát suốt 20 năm trời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,bền bỉ đợi chờ đến ngày đất nước độc lập,đại thắng màu xuân năm 1975 nước ta chính thức nối lại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.
4.Địa đạo Vĩnh Mốc.
Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc Làng Vịnh Mốc (Quảng Trị) vốn nằm trong vùng oanh tạc tự do trong cuộc chiến tranh lịch sử. Điều này khiến cho những người dân ở đây không thể nào sống theo cách thông thường được và họ quyết định định cư dưới lòng đất và xây dựng địa đạo Vịnh Mốc. Không chỉ là nơi để ở, địa đạo còn là nơi vận chuyển vũ khí và thiết bị từ đảo Cồn Cỏ.
5.Thành cổ Quảng Trị.
Thành cổ Quảng Trị là không gian thiêng liêng, là miền ký ức hào hùng và bi tráng của một thời hoa lửa.Thành Cổ Quảng Trị nổi tiếng với cuộc chiến khốc liệt, bi hùng; đó là cuộc chiến Thành Cổ vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 với 81 ngày đêm, với hàng trăm nghìn tấn đạn bom trút xuống, đã gần như san phẳng toà thành cổ cùng cả thị xã Quảng Trị. Hàng ngàn con người đã ngã xuống nơi đây vì Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.
6.Khu tưởng niệm thảm sát Mỹ Lai.
“Tìm và diệt” vốn là một nhiệm vụ phổ biến trong chiến tranh, và quân đội Mỹ đã đốt trụi toàn bộ ngôi làng và thảm sát tất cả người dân. Và địa danh gây được sự chú ý lớn của công chúng chính là Mỹ Lai (Quảng Ngãi), mặc dù vụ thảm sát không chỉ dừng tại đấy.
Khi đến đây, bạn sẽ thấy tượng đài một người phụ nữ giơ tay lên trời, bên cạnh là thi thể của người nhà. Bảo tàng ở đây cũng có những bức hình về vụ thảm sát và những di vật như trang phục… và tất cả đều đầy vết đạn.
7. Địa đạo Củ Chi.
Đây không phải là nơi dành cho những người sợ không gian chật hẹp. Địa đạo Củ Chi (ngoại thành TP HCM) là nơi quan trọng đối với những chiến sĩ cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ nay đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng. Lối vào địa đạo được ngụy trang cẩn thận và rất khó bị phát hiện.
Đi xuống địa đạo và bạn sẽ ở trong một mạng lưới những đường đi hoàn toàn không có ánh sáng và nhỏ hẹp. Ngoài địa đạo, ở đây cũng là nơi tái tạo lại những chiếc bẫy thủ công như Hầm Chông và Cửa Sập.
8.Nhà tù Côn Đảo.
Nhà tù Côn Đảo-địa ngục trần gian là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá. Nhà tù được xây dựng để giam giữ,tra tấn các chiến sĩ cộng sản yêu nước. Đã có khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hy sinh tại "địa ngục trần gian" Côn Đảo, nơi cả thế giới bàng hoàng khi sự thật được phơi bày.